Tôi phải chụp bao nhiêu ảnh ?

chụp ảnh sản phẩm bao nhiêu ảnh là đủ, thắc mắc khi chụp ảnh sản phẩm

Trong chụp ảnh sản phẩm ecommerce để bán hàng trên các website thương mại điện tử như Shoppe, Lazada, Amazon, Tiki….thì câu hỏi mà các chủ shop luôn đặt ra đó là:” Mỗi sản phẩm chụp bao nhiêu ảnh thì là đủ ?”. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời cho vấn đề này.

Câu trả lời cho vấn đề này thực ra rất đơn giản, tất cả chỉ xoay quanh:“DOANH SỐ”

  • Chụp quá ít, người mua không có được cái nhìn cụ thể về hình dáng, chất liệu, các góc cạnh, tính ứng dụng của sản phẩm….người mua sẽ có xu hướng chuyển qua mặt hàng tương tự của đối thủ – một trong những tính năng rất hay của các trang TMĐT giúp trải nghiệm mua sắm hiệu quả hơn.
  • Chụp quá nhiều, gây nặng nề cho người xem, đặc biệt trong xu hướng ngày nay, con người ta càng ngày càng lười trong việc xem và đọc.

Nghiên cứu về ảnh hưởng của ảnh sản phẩm tới với quyết định mua hàng, với một số lượng ảnh vừa đủ, các shop/brands cần cải thiện các yếu tố sau:

  • Tỉ lệ chuyển đổi
  • Sự hài lòng của khách hàng
  • Tỉ lệ trả lại hàng

Vậy số lượng ảnh sản phẩm vừa đủ là bao nhiêu ?

Quá ít ảnh, sản phẩm trở nên nghèo nàn, kém hấp dẫn.

 

Cùng 1 sản phẩm, nhiều góc cạnh hơn tăng tính hấp dẫn – Đạt Amazon Choice

Khi nghiên cứu về tâm lý mua hàng online của khách hàng, người ta nhận thấy một chu trình như sau với ví dụ lấy từ việc khách hàng tới một cửa hiệu mua quần áo:

  • Chọn dáng(có thể thấy từ manequin)
  • Sờ chất vải
  • Xem mẫu đó có các màu nào
  • Xem các đường may, khoá kéo
  • Lấy ra khỏi móc và thử

Toàn bộ các quy trình trên đều có thể diễn ra theo bất cứ trình tự nào và viêc quyết định mua hàng có thể tới ở bất kì khâu nào nêu trên. Trong thương mại điện tử, nhiệm vụ của ảnh sản phẩm là giúp cung cấp đầy đủ thông tin mà khách hàng mong muốn khi xem một sản phẩm nào đó một cách trực quan nhất, và kết quả là khách hàng sẽ bấm Thêm Vào Giỏ ở bất kỳ hình ảnh nào. Như vậy, dựa vào các phân tích về tâm lý mua hàng, các shop quần áo, phụ kiện nên có ít nhất 04 ảnh sản phẩm: 02 ảnh trên manequin hoặc 3D trước và sau, 01 ảnh thể hiện chất vải, đường may, 01 ảnh đưa ra các tuỳ chọn màu sắc.

Hình ảnh sản phẩm, kèm minh hoạ mặc trên người mẫu cho cái nhìn rõ nét về form dáng và style.

Tương tự như vậy, chúng ta áp dụng tư duy này cho các mặt hàng khác bằng cách đặt chúng ta vào vị trí người đi mua hàng để suy nghĩ xem chúng ta thực sự cần những hình ảnh gì khi quyết định mua 1 món hàng. Chúng ta có 03 yếu tố sau để có thể suy luận ra được số lượng ảnh sản phẩm mà chúng ta mong muốn:

1- Tập trung vào chi tiết

Đây là thể loại ảnh cần thiết cho những sản phẩm cao cấp. Các shot ảnh cận sẽ giúp đặc tả rõ nét các đường kim mũi chỉ, chất liệu, sự tinh xảo( trang sức), các vân da cao cấp, mặt kem mịn như nhung của kem dưỡng ẩm….. Nếu bạn thực sự tự tin vào chất lượng của sản phẩm, hãy chọn các góc chụp cận để phô diễn những thứ đó.

Sản phẩm quá sơ sài, đến số đo các vòng cũng không có, kết quả phản ánh hầu như rất ít người mua và rate.

 

Sản phẩm với 04 ảnh chính, 01 ảnh số đo và 02 video người mẫu mặc thử, chưa kể tới mục description đầy ắp các ảnh chi tiết giúp người xem dễ dàng quyết định hơn.

Với các sản phẩm handmade, ngoài các ảnh chi tiết nhấn vào các đường khâu liền lạc, chỉ sáp, nút khoá độc đáo….việc thêm vào 01 ảnh thể hiện sự tỉ mỉ của người thợ thủ công và 1 góc làm việc nhấn rất mạnh cho tính handicraft và sự tỉ mỉ với sản phẩm – cái tạo ấn tượng rất mạnh với người mua hàng.

Các tấm ảnh không quá chuyên nghiệp nhưng truyền tải được tính thủ công, tỉ mỉ, tâm huyết.

2- Chú ý mang cảm xúc tới với khách hàng

Các shot ảnh sản phẩm mang được cảm xúc tới với khách hàng sẽ đẩy sale rất mạnh cho sản phẩm đó. Các bức ảnh có cảm xúc thường là các bức ảnh với minh hoạ sản phẩm đang được sử dụng trong một môi trường nào đó, có sự tham gia của con người(có thể không). Khi người xem thấy được dự đa dạng trong ứng dụng, tiện lợi trong sử dụng và đặc biệt thấy gần gũi với họ thì việc mua hàng sẽ diễn ra rất nhanh chóng.

Ở đây, chúng ta thấy được sức mạnh của các shot hình minh hoạ sử dụng của sản phẩm bình thuỷ tinh giá chỉ 90k trên shopee. 03 bức ảnh tuyệt đẹp với ứng dụng và sự xuất hiện của bàn tay con người làm gia tăng tính xảm xúc cho người mua – khiến nó người hơn, gần gũi hơn !

Ở ví dụ này, chúng ta thấy được ngoài các shot mô tả sản phẩm, còn có các shot ngâm nước dùng để diễn tả tính chống nước và các shot đeo trên tay cả với áo font lẫn áo sơ mi đều đẹp. Như vậy, với 200k cho 1 chiếc đồng hồ vừa tinh giản, mỏng, chống nước và hợp với hầu hết cách ăn mặc thì nó lý giải tại sao cho doanh số hàng nghìn chiếc mỗi tháng trên shopee so với các đối thủ cùng tầm giá.

3- Các shot ảnh mang lại kích thước thật của đối tượng

Thực tế trên mạng khi mua sắm online đó là rất nhiều trường hợp sản phẩm khi nhận có kích thước hoàn toàn khác so với tưởng tượng của chúng ta. Chúng ta có thể nêu thông tin rất rõ về sản phẩm nhưng ít ai để ý tới những đoạn chữ đó vì đơn giản đọc nó và suy luận tốn rất nhiều thời gian. Trong nhiếp ảnh ecommerce, các sản phẩm nên có ít nhất 01 ảnh minh hoạ kích thước thật của nó trong thực tế sẽ như thế nào khi so sánh với các vật dụng thông dụng khác.

Để 1 cái thẻ metro vào ngăn trước cho hình dung tức thì về kích thước của túi.

 

Nói về độ mỏng thì khó nhưng mỏng như cái bút chì thì ai cũng biết nó là bao nhiêu.

 

Túi nhìn như thế nhưng xách theo người thì nó có to quá hay bé quá không ?

 

Một ví dụ điển hình của 1 vỏ đựng macbook, bắt đầu từ hình dạng tổng quan, tới khi nhét macbook, chi tiết logo, mặt lót và khoá kéo, không quên kích thước khi cần trên tay và phong cách khi đặt cạnh bàn làm việc. Đó là một ví dụ điển hình của việc chỉ cần dùng hình ảnh sẽ giải thích được các yếu tố về sản phẩm bằng một cách thuyết phục nhất.

Thông qua bài viết này, hy vọng chúng ta đã biết cách xác định xem chúng ta phải chụp bao nhiêu ảnh để minh hoạ cho một sản phẩm, làm sao để nó có thể kích thích người mua đồng thời tạo cảm giác đáng tin tưởng, chuyên nghiệp và rõ ràng cho người dùng đối với các shop.

Related Blogs