04 yếu tố để đánh giá một tấm ảnh ecommerce

Sự lên ngôi của các sàn thương mại điện tử đã kéo theo sự bùng nổ của nhu cầu hình ảnh ecommerce. Ngày nay, với các Tiki, Lazada, Sendo, Shoppe…cùng hàng nghìn các shop nhỏ lẻ với hàng chục nghìn bộ sưu tập mỗi năm đã phần nào làm hỗn loạn thị trường ảnh non trẻ này. Với hầu hết các chủ shop, họ hiểu rằng hình ảnh là yếu tố tiên quyết và chiếm tới 80% quyết định mua hàng của người tiêu dùng và trong quá trình hợp tác với các đối tác chụp ảnh, câu hỏi đặt ra là “Hình ảnh studio này chụp đã đúng và đẹp chưa ?”

Để giúp tái định hình về chất lượng và đưa ra một quy chuẩn tương đối chính xác nhất, chúng ta hãy cùng tìm kiểu 04 yếu tố giúp chúng ta đánh giá một bức ảnh sản phẩm ecommerce đã đạt được các tiêu chí tối thiểu của ảnh sản phẩm hay chưa.

1. CHI TIẾT VÀ CHẤT LIỆU

Bất kỳ một hình ảnh sản phẩm nào, dù có là concept tung trời thì việc đầu tiên là nó phải thể hiện được chất liệu  mà nó được cấu thành. Người tiêu dùng sẽ tức giận khi họ order 1 đôi giày da bóng nhưng lại nhận được 1 đôi giày da lộn.

Chi tiết về chất liệu vải, hoạ tiết chữ nổi trên mặt vải hoàn toàn biến mất

 

Chất liệu vải bố lên tốt, chi tiết bề mặt lên ok.

 

 

Toàn bộ chi tiết trên giày đã biến mất

 

Chi tiết, chất liệu là thứ cần được bảo toàn khi chụp sản phẩm

 

 

Cảm giác về chất liệu hoàn toàn biến mất, vùng chữ Dior bị xỉn và đen, chất liệu quai túi cũng không xác định

 

Toàn bộ chi tiết, chất liệu của tất cả các bộ phận được làm rõ, da ra da, kim loại mạ vàng ra kim loại.

 

Trong chụp ảnh sản phẩm, chất liệu là yếu tố cần được quan tâm đầu tiên khi xem ảnh. Nếu chụp 1 chai nước có bề mặt bóng, khi nhìn vào ảnh, chúng ta phải cảm thấy nó bóng. Nếu là 1 chuỗi ngọc trai, bề mặt của nó phải có sự lấp lánh và loang màu nhất định. Thành công đầu tiên của 1 NAG chụp sản phẩm là mang tới được cảm giác về chất liệu cho người xem.

2. MÀU SẮC CỦA SẢN PHẨM

Đây là vấn đề lớn nhất với bất kỳ nhiếp ảnh gia chụp ảnh sản phẩm, không chỉ với những NAG non trẻ mà ngay cả người đã đi làm nghề một thời gian cũng gặp khó khăn trong việc tái hiện màu sắc chính xác của sản phẩm.

Trong lĩnh vực quần áo, bạn sẽ muốn mua 1 bộ váy màu đỏ để đi dự tiệc chứ không phải một bộ váy màu đỏ hồng hoặc đỏ tím.

Cùng 1 bộ sưu tập va chất liêuj, lúc lên ảnh, màu váy mang lại hoàn toàn khác

 

Màu váy đã bị sai, ngả sang 1 chút tím, ko còn là màu đỏ như ảnh trên

 

Ngoài ra, trang sức cũng là lĩnh vực yêu cầu rất cao về sự chính xác màu sắc. Giả dụ với Ruby, màu sắc của nó có thể biến đổi từ Đỏ, sang đỏ tím, đỏ cam nhưng đỏ là màu có giá trị cao nhất.

Các màu sắc khác nhau của Ruby

 

Nhẫn ruby với màu đá chân thật, tinh khiết cao

 

Tuy nhiên,nếu là đỏ thì việc đỏ đậm hay đỏ nhạt cũng phản ánh sự tinh khiết của  ruby,  vùng có ký hiệu BEST ở ảnh dưới  là vùng màu đẹp nhất của ruby – giá trị cao nhất.Khách hàng sẽ không muốn mất đi 50% giá trị của  1 món đồ trang sức chỉ vì ảnh chụp không đúng màu.

Bảng phân loại màu sắc theo độ tinh khiết của ruby

Thậm chí trên một số trang ecommerce khá nổi tiếng, việc sai màu của sản phẩm còn rất phổ biến dẫn tới sự lầm tưởng về màu sắc cho người mua.

Chiếc túi được mô tả với màu trắng(white)

 

Nhưng trông nó không trắng 1 chút nào mà bị lai sang màu be vàng

 

Hình ảnh sản phẩm trên website của Dior

 

3. HÌNH KHỐI CỦA SẢN PHẨM

Mỗi sản phẩm cần được sử dụng ánh sáng tốt để tái hiện được hình khối vốn có của nó, điều này là đặc biệt quan trọng khi chúng ta sử dụng nó trong catalog hay các ẩn phẩm quan trọng. Một nhiếp ảnh gia giỏi sẽ biết cách điều tiết và xử lý ánh sáng để tạo nên chiều sâu và hình khối cho sản phẩm.

Diễn tả về hình khối trụ cầu của chai rượu chưa tốt

 

Cảm giác về hình khối của thân trụ không có, chất liệu nhìn nhựa

 

Hình khối trụ của chai rượu nhìn rõ nét hơn, chi tiết mạ nhũ, không mạ trên nhãn chai được thể hiện rõ ràng

 

Cảm giác chất liệu inox sáng bóng cao, thân tròn trên có cảm giác hình trụ

 

Trình độ của NAG sẽ quyết định các chi tiết của sản phẩm

 

Tương phản đủ và hợp lý sẽ giúp làm nổi bật chi tiết, tránh bị Trắng hoặc Đen hoàn toàn vì sẽ gây mất chi tiết.

 

4. SỰ THỐNG NHẤT VÀ ỔN ĐỊNH

Đặc thù của việc chụp sản phẩm là số lượng lớn và lẻ tẻ trong cả 1 khoảng thời gian dài. Một NAG chuyên nghiệp đảm bảo hình ảnh thống nhất từ góc chụp, ánh sáng, hậu kỳ….của tất cả các lần chụp đều giống nhau. Nó dẫn tới việc các hình ảnh này khi đặt cạnh nhau trên website bán hàng nhìn rất chuyên nghiệp, sạch sẽ, gọn gàng và tạo được ấn tượng.

Hình ảnh lộn xộn, góc máy lúc thấp lúc cao, nền tường ko đồng nhất

 

Sự không ổn định trong góc máy, phông nền và posing của mẫu làm website lộn xộn và có phần hơi amateur.

Góc chụp ổn định, màu sắc đồng nhất, tính ổn định cao

 

Việc các shop nhảy quá nhiều qua các NAG khác nhau cũng sẽ dẫn tới phong cách hình ảnh bị thay đổi, nhiều khi là do các NAG thường lấy giá dự án đầu rất rẻ để lấy hợp đồng, sau đó tăng giá lên dẫn tới sự xung đột với khách hàng và vòng xoay này cứ thế tiếp tục. ĐIều này dẫn tới mỗi lần chụp sẽ có một phong cách khác nhau, qua đó làm mất đi tính nhận diện của thương hiệu.

Như vậy, chúng ta đã đi qua 04 yếu tố quan trọng nhất khi đánh giá các hình ảnh sản phẩm phục vụ cho thương mại điện tử ecommerce. Với 04 tiêu chí rất dễ quan sát và đánh giá này, hy vọng chúng ta- các chủ shop sẽ có được những bức ảnh tốt từ các NAG và với các NAG, chúng ta sẽ nâng cao chất lượng của nền hình ảnh ecommerce của Việt Nam, mang lại lợi ích ngày một lớn cho các khách hàng của chúng ta.

Related Blogs

chụp ảnh sản phẩm bao nhiêu ảnh là đủ, thắc mắc khi chụp ảnh sản phẩm